Chuẩn mực kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán tại Việt nam

Kế toán đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp, kiểm soát và ghi nhận các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước. Doanh nghiệp cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán, đảm bảo việc hạch toán tài chính chuẩn xác, đồng nhất trên 1 cơ sở. Chuẩn mực kế toán được đặt ra để giám sát, kiểm soát được hoạt động kinh tế của nhiều doanh nghiệp cùng lúc.

Doanh nghiệp mua phần mềm kế toán MISA để phục vụ nghiệp vụ kế toán nhưng vẫn cần tuân thủ các chuẩn mực theo quy định. Cùng tìm hiểu về chuẩn mực kế toán và hệ thống chuẩn mực tại Việt nam để thực hiện hiệu quả.

Hiểu về chuẩn mực kế toán Việt nam và vai trò

Kế toán là công việc quan trọng cần được thực hiện chính xác, đúng quy định và đồng bộ. Tại Việt Nam, Bộ tài chính đưa ra những quy định, hướng dẫn cách thức ban hành, trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính. Đây là chuẩn mực kế toán chung để các doanh nghiệp thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, giúp nhà nước dễ quản lý, đánh giá.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành với 26 chuẩn mực liên quan đến: kế toán tồn kho, kế toán thuế, kế toán tài sản cố định, hữu hình, vô hình, hợp đồng xây dựng… đa dạng phù hợp với các lĩnh vực ngành nghề.

Nguyên tắc chuẩn mực kế toán Việt nam:

  • Nguyên tắc chung được hình thành trong quá trình thực hành kế toán, hướng dẫn lập báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc cụ thể trong quá trình thực hiện báo cáo tài chính phát sinh, quyền có thể can thiệp và sửa chữa theo ý doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán đóng vai trò quan trọng để các doanh nghiệp làm cơ sở thực hiện nghiệp vụ đúng quy định, báo cáo tài chính cho các lĩnh vực ngành nghề, thống nhất thông tin hiệu quả.

Hệ thống chế độ kế toán Việt Nam

Bên cạnh những chuẩn mực riêng và chung cho từng lĩnh vực ngành nghề, kế toán viên cần nắm rõ về chế độ kế toán để thực hiện hiệu quả. Chế độ kế toán là những nguyên tắc riêng trong chuẩn mực kế toán, áp dụng cho doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau. Hiện nay, tại Việt nam, chế độ kế toán được phân thành 3 loại:

  • Chế độ kế toán cho doanh nghiệp
  • Chế độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
  • Chế độ kế toán cho ngân hàng.

Trong đó, chế độ kế toán cho doanh nghiệp được quy định trong 2 thông tư 133 và 200. Quy định liên quan đến: hệ thống tài chính, quản lý chứng từ, hệ thống sổ kế toán, hệ thống BCTC… Với quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau:

  • Kế toán theo thông tư 133, áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
  • Kế toán theo thông tư 200, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, thỏa mãn các điều kiện sau: vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng, số người lao động trên 300 người.

Chuẩn mực kế toán là những nguyên tắc và quy định mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Hệ thống chuẩn mực kế toán sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực thi, lựa chọn chế độ kế toán phù hợp. Kế toán viên cần tuân thủ các nguyên tắc, đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện đúng quy định.

Sử dụng phần mềm kế toán tại https://sme.misa.vn/bao-gia/Home/Quotation sẽ lf công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tuân thủ các chuẩn mực, thực hiện nghiệp vụ đúng quy định nhà nước.