Foam PU có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Trên các công trình thi công xây dựng, loại vật liệu như foam xốp cách nhiệt, dung dịch foam pu cách nhiệt… luôn chiếm vai trò quan trọng và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về Foam PU, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về những ưu, nhược điểm của vật liệu này.

PHUN FOAM CÁCH NHIỆT (PU)

Foam PU là gì?

Foam Polyurethane (Foam PU) là loại nhựa tổng hợp được cấu tạo nên từ hai nguyên liệu có thành phần hóa học chính là Polyol và Isocyanate. Sau khi trộn đều hỗn hợp và có phản ứng hóa học, sản phẩm Foam PU tạo thành có tính đàn hồi, dẻo dai. Đặc biệt là không có mấu nối, đem đến sự hiệu quả cao trong việc cách nhiệt, chống thấm, chống nóng.

Những môi trường có thể sử dụng Foam PU

+ Những môi trường có sự chênh lệch nhiệt độ cao, có thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có gió bão.

+ Những nơi thường xuyên bị ẩm ướt, ăn mòn.

+ Nơi mái có độ dốc, mang hình dạng hay kích cỡ bất thường, phức tạp.

+ Địa điểm thường xuyên sử dụng quạt thông gió, điều hòa.

+ Môi trường yêu cầu cao về độ cách âm, các kho lạnh bảo quản hàng hóa dễ bị hư hỏng…

Ưu điểm tuyệt vời của Polyurethane Foam

+ Ưu điểm cách âm, chống nóng hoàn hảo của Foam PU:

 Tính đến thời điểm hiện tại, Foam PU vẫn là một trong những vật liệu cách nhiệt tốt nhất thế giới. Phản ứng của những hợp chất được trộn bằng máy sản sinh ra CO2 đã tạo nên rất nhiều bọt khí có cấu trúc ô kín, sau đó chúng trở thành bọt xốp cứng PUR. 

Quá trình này đã tạo ra loại vật liệu Foam PU lí tưởng có tỉ suất truyền nhiệt rất thấp là 0,0182 kcal/m.h.oC. Không chỉ vậy, do tính chất ngăn cản sóng âm nên Foam PU đạt chỉ số cách âm dưới 23,27 dB. 

+ Khả năng chống thấm tốt: 

Foam PU là loại nguyên liệu Polyme 2 thành phần. Khi chúng có phản ứng hóa học sẽ tạo ra ô kín, đáp ứng tốt yếu tố không tan trong nước và kháng một số loại hóa chất (trừ axit). 

Foam PU có tỉ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín xấp xỉ 100%, tỉ suất hút nước dưới 0,1% và cách ly được hơi nước. Thế nên Foam PU có khả năng chống thấm rất tốt.

+ Chống biến dạng: 

Đây là khả năng hầu như không có ở bất kỳ loại vật liệu nào. Foam PU có độ bền cao, cho dù sử dụng qua 50 năm vẫn duy trì được tính năng và độ bền vững.

+ Thân thiện với môi trường: 

Sử dụng Foam PU sẽ giúp bảo vệ môi trường bởi Foam PU có thể tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải ra ngoài. Foam cách nhiệt sẽ không làm hư hại đến tầng Ozon đồng thời góp phần bảo vệ trái đất do chúng không sử dụng HCFC – 141b.

+ Siêu nhẹ: 

Foam PU là dạng vật liệu siêu nhẹ, cho phép giảm đến 49% tải trọng kết cấu công trình. Sản phẩm này có thể sử dụng phù hợp trên các loại mái phẳng, nghiêng, cong, những nơi có kết cấu phức tạp và trên mọi chất liệu khác nhau.

Ghim trên Hóa chất Ecopoly

Nhược điểm của Foam PU

+ Quá trình thi công cần phải có hệ thống máy móc làm việc chuyên dụng và hiện đại

+ Đội ngũ thợ thi công phải là thợ có tay nghề cao được đào tạo bài bản

+ Giá thành Foam PU khá cao so với những loại vật liệu cách nhiệt, cách âm khác

Lời kết

Cho dù Foam PU có một số nhược điểm nhỏ nói trên nhưng những ưu điểm tuyệt vời của chúng là không thể phủ nhận. Nếu các bạn có nhu cầu phun Foam PU cách nhiệt, vui lòng liên hệ ngay đến Công nghệ PU để mang đến giải pháp thi công chất lượng phù hợp nhất cho công trình.